Nước Sự Sống

 

 

Trong những chương trước, tôi đă chia sẻ một vài minh thức đơn sơ về cảm nghiệm chiêm niệm cũng như những đường lối dẫn đến cảm nghiệm chiêm niệm này. Một điều chắn chắn là không một ai trong chúng ta làm chủ được việc chúng ta yêu mến Thiên Chúa hay đời sống chiêm niệm của ḿnh cả. Tất cả mọi bậc thày chiêm niệm Đông Tây đều nhấn mạnh đến điều này, đó là muốn được cảm nghiệm chiêm niệm th́ cần phải có một tấm ḷng tinh khiết và phải trung thành sống bậc sống của ḿnh; nó cũng đ̣i phải thiết tha ước muốn, khiêm cung cầu nguyện và kiên tŕ nhẫn nại. Thánh Bơ-Na đă diễn tả mức độ thiết tha của ước muốn trong đoạn văn sau đây:

 

“Nếu ai trong chúng ta, như một vị tiên tri thánh đức, thấy rằng gắn bó với Chúa th́ tốt, và nếu ai trong chúng ta đầy những ước muốn đến nỗi chúng ta muốn ra đi để ở với Chúa Kitô, nếu chúng ta t́m kiếm Chúa bằng một ước muốn thật thiết tha, một khát khao bừng nóng hơn bao giờ hết và một nỗ lực không hề mỏi mệt, th́ chúng ta chắc chắn sẽ gặp được Vị Tân Lang vào một ngày nào đó Người đến. Vào giờ phút ấy, chúng ta sẽ được ôm trong tay Đấng Khôn Ngoan; chúng ta sẽ cảm nghiệm được t́nh yêu thần linh êm ái ngọt ngào biết bao, khi t́nh yêu ấy tràn vào ḷng chúng ta. Ứơc muốn của chúng ta sẽ được thỏa nguyện ngay khi chúng ta c̣n lữ hành trên đời này – mặc dù không trọn vẹn và chỉ trong ṿng một thời gian ngắn, một thời gian rất ngắn” (SC 32:2).

 

Ứơc muốn ấy vừa là nhiên liệu vừa là dưỡng chất cho việc cảm nghiệm chiêm niệm. Thánh ước này vẫn chưa thỏa nguyện nơi trạng thái “Đạt Thành Hiệp Nhất”, nhưng càng hiệp nhất th́ càng ao ước hơn. Đó là động cơ làm nên sự kiên tŕ nhẫn nại và sự liên tục của niềm thánh ước, bất chấp các trở ngại làm chán nản đến mấy đi nữa, hay Tân Lang có tới muộn màng đến đâu đi nữa.

 

Thánh Bơ-Na đă dùng h́nh ảnh gịng sữa và bộ ngực căng tṛn để nói lên việc khẩn thiết cầu xin cho được ước muốn này, hay cho được Thánh Linh va chạm, một sự va chạm thánh nhân gọi là “nụ hôn” (kiss of the mouth). Ngài đă viết ở một đoạn trong Bài Giảng về Diễm T́nh Ca như sau:

 

“Công lực của nụ hôn thánh này mănh liệt đến nỗi vị tân nương vừa nhận được th́ cô liền thụ thai và bộ ngực của cô căng phồng những sinh lực cưu mang, thực sự là cưu mang chứng tá, bởi một gịng sữa dồi dào. Con người được thôi thúc thường xuyên cầu nguyện sẽ cảm nghiệm được những ǵ tôi nói. Thường th́ lúc chúng ta đến cầu nguyện với Chúa th́ ḷng chúng ta khô khan nguội lạnh. Thế nhưng, nếu chúng ta kiên tŕ nhẫn nại, chúng ta sẽ thấy nguồn ân sủng lan tỏa không ngơ,ø làm cho lồng ngực của chúng ta thực sự nở nang và nội tâm của chúng ta dâng đầy yêu thương…” (SC 9:7).

 

Đây là một h́nh ảnh khêu gợi, thế nhưng Thánh Bơ-Na đă không e thẹn sử dụng nó và đă nhiệt liệt khai triển nó. Vấn đề quan trọng và giá phải trả cao đến nỗi, nếu chúng ta muốn chuyển đạt, cho dù là một dấu vết, tặng ân t́nh yêu Thiên Chúa dành cho linh hồn như thế, th́ tất cả mọi nghi thức đều phải được tạm gác qua một bên, để kéo giăn những giới hạn của ngôn ngữ ra hơn tầm mức của nó.

 

Nếu chúng ta quay về với các Bậc Thày Đông Phương, chúng ta sẽ thấy họ kéo giăn ngôn ngữ ra theo một chiều hướng khác, song cũng mang một ư nghĩa thái quá không kém và một tâm thức về việc đ̣i hỏi liên lỉ theo chiêm niệm gọi mời không nhỏ. Tôi có ư nói đến công-án khó hiểu là “cổng không cổng” (The Gateless Gate Barrier) mà các vị đă sử dụng để nói về cái thu hút mănh liệt của Sự Thật vô hạn. Tấm ḷng của Thiên Chúa là một cái “cổng không cổng”, một ngăng trở, một mầu nhiệm theo quan điểm đối với khả năng hạn hẹp trong việc ước muốn của chúng ta, thế nhưng lại vô cùng và vô hạn theo quan điểm đối với ḷng mong ước tha thiết của Đấng vẫy gọi chúng ta. Sau đây là bài thơ của Sư Phụ Mumon về cái Cổng Không Cổng:

 

Cổng Không Cổng là Nguồn Lực Cả.

Ngàn ngàn lối đường dẫn đến đó,

Nếu vượt qua được mầu nhiệm ấy,

Là bạn thênh thang trong Hoàn Vũ vậy.

 

Thế rồi Mumon tiếp tục cắt nghĩa bài thơ này như sau:

 

“Để vượt qua được ngăng trở này, một tâm hồn dũng cảm thực sự sẽ ch́m ḿnh thẳng vào thực tại của cái Cổng Không Cổng, cột chặt cả cuộc đời của ḿnh vào đó. Họ sẽ không bao giờ lưỡng lự dù có gặp khó khăn đến mấy. Không ǵ có thể phá đám được việc thực hành của một tầm nhân Chân Lư dũng cảm như vậy. Ngược lại, nếu họ do dự dấn thân trong việc thực hành của ḿnh, họ sẽ mất nó ngay trong tích tắc, như thể họ chợt thấy bóng câu phóng qua cửa sổ. Họ sẽ không c̣n thấy bóng cảm nghiệm chiêm niệm của ḿnh nữa, và không bao giờ họ sẽ có thể tiến được đến cái Cổng Không Cổng ấy nữa”.

(Zenkei Shibayama, Zen Comments on the Mumonkan;

New York: A Mentor Book, 1974, p. 9)

 

(Tiểu chú của tác giả cho bản Việt ngữ: Đi qua “Cổng Không Cổng” có thể tương tự như trường hợp Moisen nh́n thấy Chúa là Đấng vô h́nh vô tượng - seeing the Invisible, được nói tới trong Thư gửi Người Do Thái 11:27)

 

Chắc chắn ở đây chúng ta không nói về vấn đề triết học cứu xét hay theo lư trí hiểu biết. Đây là một sự kiện cụ thể được trực nghiệm thấy. Nhưng lại là một đạo lộ của bóng tối tăm. Nó là một con đường sáng láng nhất. Nó là một đường lối của cơi ḷng.

Tôi đă cống hiến đường lối nhỏ mọn của tôi cho qúi bạn, với hy vọng là sẽ giúp qúi bạn t́m ra được đường lối dẫn qúi bạn đến việc cảm nghiệm chiêm niệm, tức là, đến nghiệm thức về mối hiệp nhất thân t́nh với Thiên Chúa trong Chúa Kitô. Với cùng một ư hướng như vậy, tôi cũng đă tŕnh bày với qúi bạn về các đường lối của Thánh Bơ-Na cũng như của thiền sư Hang-Sơn Lương-Chi.

 

Ơû trang bên cạnh này đây, qúi bạn sẽ thấy một biểu đồ tổng kết hợp tất cả những ǵ tôi đă tŕnh bày với qúi bạn về năm bước dẫn đến cảm nghiệm chiêm niệm.

 

 

Bước 1

 

Bước 2

 

Bước 3

 

Bước 4

 

Bước 5

Khách

ởû trong Chủ

Chủ

ở trong Khách

Khách phục hồi Chủ

Chủ Khách tương phùng

Khách Chủ

hiệp nhất

 

Tôi

 thuộc về Người Yêu của tôi

 

Người Yêu của tôi thuộc về tôi

Chúng ta hăy

dạo bước ra

đồng nội

 

Xem nho nở hoa  kết nụ

Ở đó

tôi

hiến tặng cho chàng

t́nh yêu của tôi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đọc biểu đồ này theo chiều ngang, qúi bạn sẽ thấy: khung thứ hai là năm bước của thiền sư Hang-Sơn Lương-Chi; khung thứ ba là các câu của đoạn 7 trong Diễm T́nh Ca; và khung thứ bốn là năm biểu hiệu của D.T. Suzuki và Eric Fromn.

 

Nếu qúi bạn muốn thử bất cứ bước nào trong những bước này, tôi xin nhắc qúi bạn những điều sau đây: trước hết, con đường dẫn đến cảm nghiệm chiêm niệm là một mầu nhiệm cần phải được chiêm niệm và cảm nghiệm, chứ không phải là một lư thuyết giáo khoa cần được học hỏi. Trong việc tĩnh niệm của ḿnh vào bất cứ lúc nào, qúi bạn cần phải có một đức tin trực giác sâu xa để làm cho Chúa Giêsu hiện diện với qúi bạn, cũng như cần phải có một t́nh yêu mật thiết để Người ấp ủ qúi bạn.

 

Nếu qúi bạn muốn tiến tới bước “Đạt Thành Hiệp Nhất” th́ trước hết hăy cầu kinh của Thiền Sư Hang-Sơn Lương-Chi:

 

“Tố-Cung-Gươm cổ kính,

bao lần không chịu xuống

Từ ‘Đỉnh chót Diệu kỳ!’

Ngài thuê người đem tuyết

Rồi cùng họ cố gắng

làm cho Giếng tràn đầy”.

 

(Tiểu chú của tác giả cho bản Việt ngữ: Có thể nói lời than thở trên của Hang-Sơn tương tự như lời nguyện “Rorate Coeli Desuper” – “Xin Trời hăy mưa xuống…” được Giáo Hội hát trong Mùa Vọng để cầu xin Chúa đến).

 

Rồi hợp với Thánh Linh nguyện kinh của Thánh Gioan:

“Cả Thần Linh và Tân Nương đều nói:

Ôi Chúa Giêsu Kitô, xin hăy đến! Amen” (Rev.22:17)

 

Kinh nguyện của cả Thánh Gioan lẫn Thiền Sư Hang-Sơn Lương-Chi được sốt sắng dâng lên sẽ làm cho lời Chúa Giêsu nói với người phụ nữ Samaritanô được nên trọn:

 

“Thứ nước Ta sẽ cho chị

sẽ trở nên nơi chị

một mạch nước vọt lên sự sống đời đời” (Jn.4:14)

 

“Lạy Chúa Giêsu, xin hăy đến!” (Rev.22:20)